Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm các thực phẩm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng cho biết: “Tinh bột cung cấp 50 -55% năng lượng cho cơ thể nên việc chọn loại gạo sạch nguyên chất để làm bột gạo cho bé ăn dặm là việc quan trọng nhất”

Bột gạo xay sẵn là phương án tiện lợi. Tuy nhiên bạn nên chọn đơn vị cung cấp uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, nhiều đơn vị không uy tín trộn gạo và hạt rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, để tăng lợi nhuận. Vì thế, tự làm bột gạo tại nhà có thể mất chút thời gian, nhưng thay vào đó:

– Mẹ an tâm về chất lượng hơn vì có thể tự tay chọn được những nguyên liệu sạch, an toàn.

– Mẹ chủ động ăn đến đâu, làm đến đấy, không lo bột mốc vì vi khuẩn và độ ẩm trong không khí.

– Tỷ lệ trộn gạo và các nguyên liệu do mình lựa chọn phù hợp với phương pháp ăn dặm

Cách chọn gạo sạch nguyên chất để làm bột an toàn.

Nhiều mẹ không có thói quen mua gạo sạch. Tuy nhiên với các bé ăn dặm và cả sau này, mẹ cần:

– Chọn mua đúng loại “gạo sạch nguyên chất” để đảm bảo an toàn cho bé.

– Mua gạo của nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

– Tốt nhất mẹ nên mua loại gạo đóng túi hút chân không để có thể đảm bảo gạo được bảo quản luôn tươi mới.

Gạo sạch nguyên chất là gạo sạch từ giống, cho đến sản xuất, chế biến, không pha trộn, không tạp chất, không hương liệu hoá chất nhân tạo. Sản phẩm đó nên được chứng nhận VietGAP, HACCP, sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn….

Xem thêm về Gạo sạch nguyên chất

Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng

Bước 1: Lựa chọn các loại gạo sạch nguyên chất dùng để xay bột

Đây là bước quan trọng nhất quyết định hàm lượng dinh dưỡng và độ thơm ngon của bột gạo.

Tham khảo thêm các loại gạo sạch tinh khiết dùng để xay bột, nấu cháo cho bé ăn dặm.

https://suckhoedoisong.vn/5-loai-gao-ngon-sach-tinh-khiet-ly-tuong-nau-chao-cho-be-n151681.html

Bước 2: Vo gạo, làm sạch bụi bẩn

Đối với các loại gạo sạch được bao gói kỹ càng, các mẹ nên vo sơ qua 1 lần nước để loại bỏ cặn bụi. Tránh ngâm gạo hay vo kỹ, vo nhiều lần làm mất đi lượng chất dinh dưỡng bên ngoài lớp vỏ gạo.

Sau khi vo xong, các mẹ để gạo khô nước ở nơi thoáng mát

Bước 3: Xay gạo

Có 2 cách xay gạo: Xay khô và xay ướt. Tuy nhiên phương pháp xay khô dễ dàng hơn trong việc thực hiện và bảo quản nên được nhiều mẹ lựa chọn hơn.

Mẹ cần một máy xay đặc biệt để xay hạt khô, cho lượng gạo vào máy và bấm nút.

Khi xay mẹ nên lưu ý về độ thô – mịn của bột sao cho phù hợp với từng giai đoạn của bé.

Ảnh minh hoạ

Bước 4: Bảo quản bột gạo:

Mẹ có thể xay lượng lớn gạo đủ cho bé ăn 1 tuần mà vẫn đảm bảo chất lượng gạo bằng các cách bảo quản dưới đây

Cách 1: Bảo quản bột gạo trong hộp thuỷ tinh kín khí, để nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp

Cách 2: Bảo quản trong túi hút chân không

Cách 3: Bảo quản trong ngăn đông (ngăn đá) của tủ lạnh

Mẹ nên bảo quản bột trong hộp hoặc lọ kín, môi trường khô, sạch, vì bột gạo rất dễ hút ẩm, dễ bị mốc. Nếu không có điều kiện bảo quản nên xay ít một là tốt nhất”.

PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội

Nguyên tắc vàng mẹ cần nhớ khi làm bột gạo cho bé ăn dặm.

– Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ nhuyễn mịn đến tăng dần độ thô.

– Làm quen từng loại thực phẩm, ăn đa dạng.

– Chỉ cho trẻ ăn gạo tẻ trắng khi mới bắt đầu.

– Không nên nêm gia vị trước 1 tuổi.

Leave a Comment

Your email address will not be published.

0

TOP