Màng gạo lứt và các bệnh mạn tính

Ở Việt nam số người bị tiểu đường và tiền tiểu đường lên đến 12 triệu người. Số  người bị bệnh ung thư mỗi năm là 150 ngàn người và số ca tử vong do ung thư là 80 ngàn người.

Ở Mỹ số người bị bệnh tiểu đường tuyp II là 24 triệu người, bệnh tim mạch là 81,1 triệu người/năm.

Ở Việt Nam 95% người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính, trung bình mỗi người cao tuổi mắc 2,3 bệnh

Y học hiện đại trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa chữa khỏi một loại bệnh mạn tính nào họ mới chỉ giải quyết được triệu chứng chứ chưa giải quyết được căn nguyên.

Gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được căn nguyên gây ra các bệnh mạn tính, đó là quá trình phân giải thức ăn vào trong cơ thể thành những chất dinh dưỡng hòa tan trong máu đi nuôi sống cơ thể, quá trình đó gọi là quá trình chuyển hóa. Khi quá trình chuyển hóa đó bị rối loạn hoặc mất cân bằng nó sẽ tạo ra các bệnh mạn tính. Như rối loạn mất cân bằng của chuyển hóa hydratcarbon thành đường sẽ tạo nên bệnh tiểu đường. Quá trình chuyển hóa chất béo bị rối loạn mất cân bằng sẽ tạo nên tất cả các bệnh về tim mạch. Rối loạn mất cân bằng của quá trình chuyển hóa chất xơ, các oligosaccharide tạo nên bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng. Rối loạn quá trình tạo năng lượng, hấp thụ năng lượng tạo nên các bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa.

Sự rối loạn mất cân bằng do tháng này qua tháng khác, qua nhiều năm thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng thiết yếu, những vi chất dinh dưỡng thiết yếu hoặc các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học trong thời gian dài sẽ gây ra rối loạn mất cân bằng, khi đó chúng ta đã mắc các bệnh mạn tính.

Nếu ta thường xuyên ăn uống với dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh hài hòa, ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan trong cơ thể hoạt động hài hòa, khỏe mạnh, ta sẽ không bị bệnh tật.

Theo tiến sĩ Elizabeth.P.Ryan USA ở các nước tiêu thụ gạo xát trắng là lương thực chính và không tiếp cận được với nguồn dinh dưỡng đậm đặc từ lớp màng và phôi gạo lứt là nguyên nhân chủ yếu làm cho nạn suy dinh dưỡng phát triển cũng như các bệnh mạn tính phát triển cực nhanh. Lớp màng gạo lứt giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày, hàm lượng protein là 15%, hàm lượng dầu gạo là 20%, nó cũng giầu các khoáng chất như phôt pho, Ca, Mg, kẽm, sắt. Nó cũng là một nguồn giàu các vi chất dinh dưỡng như các vitamin nhóm B, tocopherol và tocotrienol, omega 3,6,9. Đặc biệt nó là nguồn giàu các chất kháng oxy hóa với hoạt lực cao nhất 24.000 TE/100g, tham gia vào các quá trình chuyển hóa và phòng ngừa kiểm soát bệnh tật.

Vì vậy sử dụng sản phẩm cám gạo chống phân hủy bổ sung vào gạo trắng tạo ra chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, từ đó dẫn đến quá trình chuyển hóa hài hòa, cân bằng ổn định giúp cho con người phòng ngừa và kiểm soát các bênh mãn tính một các khoa học tự nhiên đơn giản và hiệu quả bất ngờ.

Theo tiến sĩ Fardet hầu như không có hợp chất tự hiên nào tác dụng đơn lẻ, nó thường cùng tác dụng đồng hoạt nhiều yếu tố và kích hoạt lẫn nhau tạo nên một kết quả lớn hơn nhiều so với từng yếu tố riêng lẻ cộng lại.

Hàm lượng của từng hợp chất hoạt tính sinh học đơn lẻ trong màng gạo lứt hay ngũ cốc toàn phần có vẻ quá nhỏ để chúng có thể có bất kỳ hiệu quả sinh lý cuối cùng nào. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng về hoạt động đồng hoạt của một số các hợp chất có hoạt tính sinh học đóng góp cho bảo vệ sức khỏe hay duy trì một trong những chức năng sinh lý, sẽ không  có hợp chất đơn lẻ nào như vậy.

Fardet đã đưa ra học thuyết mới, cơ chế của ngũ cốc toàn phần trong bảo vệ sức khỏe con người, nó gồm hiệu quả đồng hoạt của 11 nhóm các hợp chất có hoạt tính sinh học gồm:

  1. Phytosterol – làm giảm cholestrrol
  2. Lignan phytoestrogen
  3. Phytat antioxidant
  4. Ferulic acid antioxidant
  5. Vitamin E antioxidant
  6. Oligochaccaride
  7. Folate choline betain
  8. Tocophenol  – tocotrienol antioxidant – làm giảm cholesterol xấu
  9. Manegium chromium – Cải thiện độ nhạy của insulin

10. Chất xơ tiêu hóa được cải thiện chức năng đường ruột và chuyển hóa glucose và lipid

11. Chất ức chế enzyme alkynresottinol – tạo ra hiệu quả đồng hoạt – hiệu quả lợi ích sinh lý của con người.

Và cơ chế của từng bệnh gồm sự đồng hoạt của số các hợp chất có hoạt tính sinh học như sau:

Béo phì/ điều hòa cân nặng

10 hợp chất có hoạt tính sinh học

Các bệnh tim mạch

34

Tiểu đường tuyp 2

17

Các bệnh ung thư

32

Gút

10

Tâm thân/ hệ thống thần kinh

26

Sức khỏe xương khớp

16

Khi cơ thể chúng ta thiếu chất gì cách tốt nhất ta hãy tìm những sản phẩm tự nhiên giàu chất đó để ăn sẽ hiệu quả hơn nhiều khi ta bổ sung chất đơn lẻ nó chỉ hấp thụ được 20%.

Màng gạo lứt là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường:

Các loại thực phẩm khác nhau có các loại hydrat carbon khác nhau, khi vào trong cơ thể nó được phân giải thành đường với các tốc độ khác nhau. Đường sẽ thấm vào trong máu và cùng với chất nội tiết insulin của tuyến tụy sẽ thấm qua màng tế bào và thực hiện phản ứng đốt cháy trong nội tế bào tạo ra năng lượng sống cho cơ thể, đồng thời kéo nồng độ đường trong máu xuống dưới 7 là mức an toàn (từ 4,5-7). Nếu sau khi ăn 3-4 giờ mà đường vẫn cao trên giới hạn an toàn tức là ta đã có dấu hiệu của bênh tiểu đường.

Nồng độ đường trong máu thường xuyên cao sẽ gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Nồng độ đường cao thường luôn đồng hành cùng với bệnh cao huyết áp dễ gây ra xơ vữa động mạch. Độ đường cao (trên 8) thường sẽ gây bội nhiễm khuẩn cao gấp 4 lần người bình thường. Khi độ đường lên quá cao sẽ gây biến chứng của tiểu đường như suy gan, suy thận, xuất huyết đáy mắt, hoại thư chân….

Nếu ta thường xuyên ăn các loại thực phẩm có độ phân giải đường nhanh (GI) như gạo trắng, bột mì trắng chỉ 2h sau bữa ăn nồng độ đường đã lên trên 20, khi đó tuyến tụy sẽ phải hoạt động quá tải để tiết ra nhiều insulin thì mới hấp thụ được đường vào màng tế bào, và sau đó lượng đường trong máu mới giảm. Nếu tuyến tụy cứ thường xuyên phải hoạt động quá tải sẽ bị trục trặc không tiết ra được nhiều insulin và chất lượng giảm, lúc đó ta sẽ không kéo được đường xuống mức an toàn và ta đã bị bệnh tiểu đường.

Gạo lứt có tốc độ phân giải đường b ằng 1/3 so với gạo xát trắng (GI của gạo là 1,1; bột mì =1; gạo lứt = 0,3-0,4). Người ta đã nghiên cứu tốc độ giải phóng đường của gạo trắng và gạo lứt như sau:

Nghiên cứu ở ngoài cơ thể (invitro) lượng đường giải phóng của gạo lứt ít hơn lượng đường của gạo trắng 23,7%.Thí nghiệm invivo trên người bình thường lượng đường trong máu tăng lên khi ăn gạo lứt ít hơn ăn gạo trắng 15,8%, còn với người tiểu đường thì thấp hơn 35,7%

Với người tiểu đường dung thường xuyên 15g-25g/ngày màng gạo lứt trong 1-2 tháng, lượng đường trong máu đã giảm được 30-35% và lượng thuốc tiểu đường có thể giảm 50%.

Với  những người bình thường dùng gạo lứt hay màng gạo lứt bổ sung cho gạo trắng sức khỏe sẽ tốt hơn, giảm rủi ro mắc bệnh tiểu đường.

Với người tiểu đường dung màng gạo lứt 15-25 g/ ngày  đường huyết giảm và ổn định đường huyết nên sẽ không phải lo ngại biến chứng tiểu đường và đặc biệt khi đói cũng không bị tụt đường huyết

Màng gạo lứt có tác dụng giảm đường huyết vì:

Nó có 5% chất xơ hòa tan, khi vào trong cơ thể nó làm tăng độ nhớt rất cao của dịch thức ăn, từ đó làm giảm tốc độ phân giải từ bột ra đường chậm đến 2-3 lần

Nó có IP6 với hàm lượng 14%, IP6 có hoạt tính ức chế  hoạt tính của enzyme amylaza từ 20-72%, ức chế enzyme, glucoza 8-91%, đó là những enzyme xúc tác cho phản ứng phân giải ra đường.

Các vitamin B1, B3, B6 Oryzanol, Omega 3,6 cùng có tác dụng điều hòa đường huyết.

Trong màng gạo lứt có Magnesium với hàm lượng 0,7% nó là chất có tác dụng tăng cường khả năng tiết insulin của tuyến tụy.

Để phòng ngừa tiểu đường, kiểm soát bệnh tiểu đường ổn định không còn sợ biến chứng, màng gạo lứt là lựa chọn hàng đầu cho mọi người.

Bùi Huy Thanh

Nghiên cứu viên cao cấp về khoa học công nghệ

(Là một trong những tác giả đầu tiên trên thế giới của công nghệ xử lý chống ôi khét, phân hủy màng tinh chất gạo lứt được áp dụng thành công trong sản xuất)

Đón đọc: Màng gạo lứt & tác dụng phòng ngừa, kiểm soát bệnh tật (Phần 2)

Leave a Comment

Your email address will not be published.

0

TOP