Người bệnh tăng huyết áp

Người mắc bệnh tăng huyết áp nên: Tăng cường ăn rau xanh, quả chín; ăn các loại thịt nạc, ít béo và nên nhớ rằng mỡ động vật và các loại nội tạng động vật là rất không tốt cho những người mắc bệnh tăng huyết áp.

Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, các loại thực phẩm sau có nhiều chất xơ: Gạo lật nảy mầm, gạo lứt (còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo). Nếu ăn các loại quả chín thì nên ăn dạng miếng/múi hơn là xay, ép lấy nước uống, vì ăn cả miếng sẽ góp phần tăng lượng chất xơ được tiêu thụ.

Hạn chế: Ăn mặn và sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều muối, đường; tiêu thụ các loại phủ tạng động vật.

Người bệnh mạn tính không lây ăn uống thế nào?Người tăng huyết áp nên tăng cường ăn rau xanh, quả chín.

Người bệnh đái tháo đường

Nguyên tắc chung về chế độ ăn cho người mắc bệnh đái tháo đường là bữa ăn phải cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng (cả đa lượng và vi lượng); không làm tăng cao đường máu sau bữa ăn; không bị hạ đường máu lúc đói; không làm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận (do nhiều người thực hiện chế độ ăn kiêng, không ăn cơm gạo mà chuyển sang ăn thịt, làm cho thận và nhiều cơ quan khác phải làm việc nhiều…).

Bữa ăn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các thức ăn thích hợp có chọn lọc nhằm đảm bảo được cuộc sống bình thường. Không kiêng khem quá mức như nhiều người tránh không ăn cơm, mà chuyển sang chỉ ăn thịt với rau, như vậy rất không tốt cho sức khỏe.

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân, nhưng tăng hay giảm cũng nên từ từ theo liệu trình để từng bước đưa trọng lượng cơ thể về mức nên có (dựa theo chỉ số BMI).

Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để đảm bảo nhu cầu về năng lượng: 3 bữa chính, 1 – 3 bữa phụ (ăn nhẹ). Tránh các cơn hạ đường huyết đột ngột, thường xảy ra với người mắc bệnh đái tháo đường.

Lựa chọn được thực phẩm rồi, nhưng cách chế biến cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số tăng đường huyết sau ăn (ví dụ khoai lang, thịt, nếu ăn luộc sẽ tốt hơn là ăn nướng, các loại rau củ nên ăn luộc thay vì xào…). Nên bỏ dần các thói quen ăn ngọt, ăn xào, ăn rán quá béo, Hạn chế tối đa các loại đồ uống có cồn (rượu, bia).

Khi lựa chọn thực phẩm, hoặc khi chế biến, cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp 70) thì cần ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ.

Người bệnh gút

Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat (một dạng muối của axit uric). Nếu lắng đọng ở khớp (sụn khớp, bao hoạt dịch) làm cho khớp bị viêm gây đau đớn, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận gây bệnh thận do cặn urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi 40 trở lên. Bệnh có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc giảm acid uric và đẩy lùi bệnh gút. Để làm được điều này người bệnh cần tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm không có purin hoặc có hàm lượng purin thấp.

Người bệnh mạn tính không lây ăn uống thế nào?Những thực  phẩm người bệnh gút cần tránh.

Nguyên tắc chung

Bệnh nhân cần đảm bảo bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối. Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: Các loại thịt, cá, hải sản, các loại phủ tạng… là các thực phẩm chứa nhiều nhân purin, khi tiêu thụ làm tăng axit uric trong máu, người bệnh nên tránh sử dụng, hoặc sử dụng ở mức độ ít.

Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế ăn mặn và sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều muối, đường; hạn chế tiêu thụ các loại phủ tạng động vật…

Ngoài ra, bệnh nhân cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày, ví dụ như ăn phối hợp với các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, có tác dụng tăng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể (như các loại rau xanh, nước chanh tươi…). Uống nhiều nước. Hạn chế sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác.

Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần. Không nên ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều axit uric (nhóm III): Óc, gan, bầu dục các loại phủ tạng, nước ninh xương, nước luộc thịt, những loại thực phẩm có hàm lượng axit uric cao, như tôm, cua, hải sản, thịt đỏ.

Một số nhóm thực phẩm mà người mắc bệnh gút nên hạn chế sử dụng:

Một số loại cá, hải sản: Cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá tuyết, cá trích, trai, sò điệp, … rất giàu purin. Trong 100mg cá kể trên thì có tới 110 – 345mg purin.

Một số loại thịt: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt vịt, thịt bê, thịt xông khói… có hàm lượng purin từ 100 – 150mg trong 100g thực phẩm, vì thế người có axit uric cao nên hạn chế những thực phẩm này.

Đồ uống có chứa cồn, nước ngọt đóng chai (chứa nhiều đường fructose): Không chỉ kiêng những thức ăn chứa nhân purin mà người bị tăng axit uric cũng phải kiêng các loại thực phẩm gây tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin như thức uống có cồn. Nếu bạn có thói quen uống nhiều hơn 2 ly bia mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh gút của bạn sẽ tăng lên 25% so với những người không sử dụng. Nguy cơ này cũng xảy ra tương tự ở người uống rượu và các thức uống có cồn khác.

 

BS. Trịnh Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm giáo dục truyền thông – Viện Dinh dưỡng quốc gia

Leave a Comment

Your email address will not be published.

0

TOP